Thực hiện chuyển đổi số hướng tới xây dựng chính quyền điện tử
Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Từ nhận thức này, huyện Kim Sơn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn huyện thực hiện chuyển đổi số với nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Với mục tiêu: Xây dựng, phát triển chính quyền số của huyện có mô hình hoạt động phù hợp, được vận hành an toàn, dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số của tỉnh, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội. Đồng thời tiếp tục đầu tư, nâng cấp, tái cấu trúc hạ tầng CNTT, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số, phát triển nền tảng số để phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định, hiệu quả. Huyện đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị mình. Rà soát, ban hành kịp thời các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn huyện. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; Duy trì, cập nhật kiến trúc Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh phù hợp với Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, mạng di động 4G/5G, mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo hiện đại, đồng bộ phục vụ phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện. Triển khai ứng dụng các nền tảng số hóa, nền tảng định danh và xác thực điện tử (eID); trí tuệ nhân tạo (AI) thiết thực, hiệu quả cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực ưu tiên phục vụ chuyển đổi số cho các ngành, cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện.
Để thực hiện việc mục tiêu này, huyện đã lựa chọn việc dễ làm trước, làm ngay. Theo đó, năm 2022, huyện phấn đấu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt từ 80% trở lên. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả trực tuyến đạt từ 60% trở lên. Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100% tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện và 50% tại Bộ phận Một cửa các xã, thị trấn từ ngày 01/12/2022. Tỷ lệ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trực tuyến qua Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành và Hệ thống thông tin báo cáo đạt từ 50% trở lên. Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục tại Quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của UBND tỉnh đạt từ 50% trở lên (không áp dụng đối với dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng).
Các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện tiếp tục triển khai, ứng dụng và phát triển các hạ tầng thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành do các Sở, ngành của tỉnh đã triển khai trên địa bàn huyện và các phần mềm, CSDL do tỉnh triển khai. Hoàn thiện các HTTT, các CSDL phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần được ưu tiên phát triển trước, đó là: CSDL quốc gia về dân cư, CSDL đất đai; CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; CSDL quốc gia về Tài chính; CSDL quốc gia về Bảo hiểm; CSDL Hộ tịch điện tử toàn quốc; CSDL quốc gia về Y tế; CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; CSDL quốc gia về an sinh xã hội;… bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan Nhà nước. Từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi số; đẩy mạnh số hóa kết quả thủ tục hành chính.
Kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia, các CSDL quốc gia, hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành để giải quyết TTHC, đảm bảo người dân và doanh nghiệp có thể truy cập đến các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương qua một địa chỉ duy nhất trên mạng. Xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin, các phần mềm, dịch vụ phục vụ cho phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính; hỗ trợ ứng phó thiên tai, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng, điều hành tác nghiệp trực tuyến và gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước. Thực hiện các chế độ báo cáo trên môi trường mạng phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Vận hành hiệu quả Trung tâm Một cửa liên thông của huyện; xây dựng mới Trung tâm Một cửa huyện, nâng cấp Bộ phận Một của cấp xã với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị thống nhất, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu phục vụ số hóa, chuyển đổi số.
Về phát triển kinh tế số và xã hội số: Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt từ 30% trở lên. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt từ 50% trở lên. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt từ 7% trở lên. Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt từ 65 -70%. Tỷ lệ người dân sử dụng ứng dụng định danh điện tử từ 15 - 20%. Tỷ lệ người dân trên địa bàn huyện có Hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy đạt từ 90% trở lên. Tỷ trọng thanh toán học phí, viện phí không dùng tiền mặt đạt từ 50% trở lên.
Với mục tiêu này, huyện chú trọng nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu quả Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo tích hợp đầy đủ các ứng dụng, đáp ứng nhu cầu thông tin về hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tổ chức triển khai hiệu quả việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng mạng lưới, cung cấp dịch vụ mạng di động 4G/5G để thúc đẩy, tăng tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh của người dân; đẩy mạnh thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không tiền mặt. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai, ứng dụng các dịch vụ, giải pháp phục vụ người dân, doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ số trong các lĩnh vực về y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch. Triển khai các hệ thống thu thập, giám sát đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và phòng, chống thiên tai; phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện.
Đồng thời phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức về chuyển đối số. Bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp, có đủ năng lực, trình độ để tham mưu, triển khai các hoạt động phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tăng cường phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành về kỹ năng số, chuyển đổi số, Chính quyền số; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bản chất, nội dung, tầm quan trọng của chuyển đổi số đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội và toàn hệ thống chính trị. Phát huy ưu thế của công nghệ số để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, phổ biến, nhân rộng kịp thời các cơ quan, đơn vị thực hiện chuyển đổi số hiệu quả.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên số hóa, làm việc trên nền tảng số, công nghệ số. Do đó, thực hiện chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, khách quan theo xu thế của thời đại. Giúp cho mọi hoạt động được đưa lên môi trường số, tạo ra một không gian hoạt động hoàn toàn mới, làm thay đổi cách vận hành công việc và cuộc sống, làm thay đổi cuộc sống của nhân dân, tạo sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của doanh nghiệp.
PV
-
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Thứ hai, 07/10/2024
-
Lộ trình tắt sóng 2G- Những điều cần biết
Thứ ba, 06/08/2024
-
Thanh toán trực tuyến - Nếp sống mới trong thời đại số của người dân
Thứ hai, 29/07/2024
-
Tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023
Thứ năm, 06/06/2024
-
CHUYỂN ĐỔI SỐ VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Thứ năm, 06/06/2024
-
Nỗ lực đưa dịch vụ ngân hàng số đến gần với người dân
Thứ năm, 06/06/2024
-
"Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số giáo dục, tạo cơ hội học tập bình đẳng"
Thứ năm, 06/06/2024
-
Truyền hình số di động - Đáp ứng nhu cầu giải trí mọi lúc mọi nơi
Thứ tư, 05/06/2024
-
Bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ nòng cốt chuyển đổi số tại địa phương
Thứ tư, 05/06/2024
-
Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số giáo dục, tạo cơ hội học tập bình đẳng"
Thứ tư, 05/06/2024
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Nghị định 100 của thủ tướng Chính phủ
Ban hành: 01/01/1970
-
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản
Ban hành: 21/11/2013
-
Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa
Ban hành: 17/10/2014
-
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng
Ban hành: 07/11/2014
-
Chương trình số 1Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên; hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng các cấp, giai đoạn 2015 – 2020
Ban hành: 22/01/2016
-
Chương trình số 4Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và phong cách ứng xử văn hóa của người dân thành phố Ninh Bình, giai đoạn 2015 - 2020
Ban hành: 10/03/2016
-
Kế hoạch thực hiện công tác toàn khóa số 4
Ban hành: 01/11/2016
-
Kế hoạch dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2016-2020
Ban hành: 30/12/2016
-
Kế hoạch thực hiện chương trình toàn khóa số 2
Ban hành: 04/01/2017
-
Quyết định về việc ban hành trương trình công tác năm 2017
Ban hành: 19/01/2017
Lượt truy cập: 93660
Trực tuyến: 18
Hôm nay: 84